ĐIỂM MỚI LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG NĂM 2024
Vào ngày 26 tháng 11 năm 2024, Quốc hội Việt Nam đã chính thức thông qua Luật Thuế Giá trị gia tăng (VAT) mới, số 48/2024/QH15. Sau nhiều lần lấy ý kiến và sửa đổi, luật mới đưa ra những thay đổi quan trọng nhằm cải thiện hệ thống thuế VAT và nâng cao tính tuân thủ thuế trong cả nước. Các bạn cùng cập nhật nhé!
I. BỔ SUNG QUY ĐỊNH VỀ NGƯỜI NỘP THUẾ (Điều 4)
- NNT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại VN mua dịch vụ của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại VN.
- NNT là nhà cung cấp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số với tổ chức, cá nhân tại Việt Nam
- NNT là tổ chức là nhà quản lý sàn giao dịch thương mại điện tử, nhà quản lý nền tảng số có chức năng thanh toán thực hiện khấu trừ, nộp thuế thay, kê khai số thuế đã khấu trừ cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trên sàn thương mại điện tử, nền tảng số
II. ĐIỀU CHỈNH ĐỐI TƯỢNG KHÔNG CHỊU THUẾ (Điều 5)
Tại Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng 2024 điều chỉnh các quy định về đối tượng không chịu thuế GTGT tại Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 như sau:
1. Lược bỏ một số đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng
Lược bỏ một số đối tượng không chịu thuế GTGT theo quy định Luật Thuế giá trị gia tăng 2008, bao gồm:
+ Phân bón; máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp; tàu đánh bắt xa bờ;
+ Lưu ký chứng khoán; dịch vụ tổ chức thị trường của sở giao dịch chứng khoán hoặc trung tâm giao dịch chứng khoán; hoạt động kinh doanh chứng khoán khác...
+ Dịch vụ bưu chính, viễn thông công ích và In-ter-net phổ cập theo chương trình của Chính phủ.
+ Bỏ cụm từ: “cho thuê lại” ở quy định về máy móc, thiết bị, phụ tùng,…
+ Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác đã chế biến thành sản phẩm khác không chịu thuế GTGT phải áp dụng theo Danh mục do Chính phủ quy định.
Theo Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 quy định: Sản phẩm xuất khẩu là hàng hóa được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên thì thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
2. Sửa đổi, bổ sung một số Điều như sau:
+ Chi tiết về quy định đối tượng thức ăn chăn nuôi;
+ Bổ sung quy định về bảo hiểm: bảo hiểm các công trình, thiết bị dầu khí, tàu chứa dầu,…;
+ Tóm gọn lại quy định về dịch vụ tín dụng;
+ Chi tiết quy định về chuyển nhượng vốn;
+ Chi tiết quy định về bán nợ;
+ Đổi cụm từ “dịch vụ phái sinh” thành “sản phẩm phái sinh” và chi tiết quy định về sản phầm phái sinh
+ Quy định chi tiết về dịch vụ y tế, dịch vụ thú y
+ Quy định chi tiết về hoạt động duy tu, sửa chữa, xây dựng bằng nguồn vốn đóng góp cùa nhân dân,…
+ Bổ sung quy định định về hàng hóa hóa nhập khẩu từ nước ngoài của công ty cho thuê tài chính
+ Đổi cụm từ “ phần mềm máy tính” thành “sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm”
+ Quy định chi tiết về sản phẩm nhân tạo dùng để thay thế cho bộ phận cơ thể người bệnh
+ Sửa đổi quy định về ngưỡng doanh thu không chịu thuế của hộ, cá nhân kinh doanh từ 100 triệu đồng lên 200 triệu đồng, áp dụng từ 1/1/2026
+ Bổ sung quy định về đối tượng KCT là tài sản của tổ chức, cá nhân không kinh doanh,…
+ Quy định chi tiết về hàng hóa nhập khẩu
+ Bổ sung hàng hóa nhập khẩu ủng hộ, tài trợ cho phòng chống thiên tai, thảm họa dịch bệnh, chiến tranh theo quy định của Chính phủ là đối tượng không chịu thuế GTGT; hàng hóa mua bán, trao đổi qua biên giới để phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng của cư dân biên giới; di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
+ Bổ sung Chính phủ quy định chi tiết Điều này ở tất cả các Điều
To be continue…
Chi tiết xem tại: https://youtu.be/vcQBp0WsXvA?si=b_1hYCseTkSWsAEQ