Điểm mới Nghị định 70 2025 NĐ CP sửa đổi Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ
Các điểm mới Nghị định 70 2025 NĐ CP sửa đổi Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ? Các hành vi nào bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ? Nghị định 70/2025/NĐ-CP vừa được ban hành, mang đến nhiều điểm mới quan trọng trong việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 123/2020/NĐ-CP về hóa đơn, chứng từ. Một trong những điểm mới đáng chú ý trong Nghị định 70/2025/NĐ-CP là việc sửa đổi, bổ sung các quy định về hóa đơn, chứng từ theo yêu cầu của thực tế kinh tế. Nghị định 70/2025/NĐ-CP tiếp tục hoàn thiện quy định về hóa đơn, chứng từ, giúp tăng cường tính minh bạch trong việc quản lý và sử dụng hóa đơn. Với những điểm mới từ Nghị định 70/2025/NĐ-CP, các doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc tuân thủ các quy định về hóa đơn, chứng từ theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP
Điểm mới Nghị định 70 2025 NĐ CP sửa đổi Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ?
Ngày 20/3/2025, Chính phủ ban hành Nghị định 70/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn chứng từ.
(1) Bổ sung đổi tượng mới
Căn cứ tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP bổ sung Điều 2 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác đăng ký tự nguyện sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
(2) Sửa đổi bổ sung quy định cụ thể thời điểm lập hoá đơn:
Căn cứ tại Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP liên quan đến thời điểm lập hóa đơn như sau:
- Thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa (bao gồm cả bán, chuyển nhượng tài sản công và bán hàng dự trữ quốc gia) là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
- Đối với xuất khẩu hàng hóa (bao gồm cả gia công xuất khẩu), người bán tự xác định thời điểm lập hóa đơn điện tử thương mại, hóa đơn giá trị gia tăng điện tử hoặc hóa đơn bán hàng điện tử. Tuy nhiên, thời điểm lập hóa đơn phải chậm nhất vào ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày hàng hóa được thông quan theo quy định của pháp luật hải quan.
- Thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ (bao gồm cả cung cấp dịch vụ cho tổ chức, cá nhân nước ngoài) không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền (không bao gồm trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ: Kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng).
(3) Nội dung mới của Hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền
Căn cứ tại điểm 3 khoản 8 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có các nội dung sau đây:
- Tên, địa chỉ, mã số thuế người bán;
- Tên, địa chỉ, mã số thuế/số định danh cá nhân/số điện thoại của người mua theo quy định (nếu người mua yêu cầu);
- Tên hàng hóa, dịch vụ, đơn giá, số lượng, giá thanh toán. Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ phải ghi rõ nội dung giá bán chưa thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán có thuế giá trị gia tăng;
- Thời điểm lập hóa đơn
- Mã của cơ quan thuế hoặc dữ liệu điện tử để người mua có thể truy xuất, kê khai thông tin hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền.
Người bán gửi hoá đơn điện tử cho người mua bằng hình thức điện tử (tin nhắn, thư điện tử và các hình thức khác) hoặc cung cấp đường dẫn hoặc mã QR để người mua tra cứu, tải hoá đơn điện tử.
Xem chi tiết toàn văn Nghị định 70 2025 NĐ CP TẠI ĐÂY |